Chức Năng nhiệm vụ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG MIỀN NAM TỈNH TÂY NINH

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các khu Di tích lịch sử Cách mạng miền Nam tỉnh Tây Ninh được nêu tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 43/QĐ-UBND, ngày 21/6/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh như sau:
Vị trí, chức năng của Ban quản lý các khu Di tích lịch sử Cách mạng miền Nam tỉnh Tây Ninh:
Ban quản lý các khu Di tích lịch sử Cách mạng miền Nam tỉnh Tây Ninh là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Uỷ ban nhân nhân tỉnh, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) về chuyên môn nghiệp vụ.
Ban quản lý các khu Di tích lịch sử Cách mạng miền Nam tỉnh Tây Ninh có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy, khai thác, tổ chức sưu tầm và nghiên cứu khoa học các giá trị di sản văn hóa các khu di tích Cách mạng miền Nam và các di tích lịch sử văn hóa, tổ chức phục hồi các khu di tích Cách mạng miền Nam.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các khu Di tích lịch sử Cách mạng miền Nam tỉnh Tây Ninh:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của Ban quản lý trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Nghiên cứu, lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích theo quy định của Luật di sản văn hóa.
Nghiên cứu những nội dung lịch sử và giá trị văn hóa của các khu di tích Cách mạng miền Nam. Tổ chức thực hiện các mặt công tác khoa học, nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng nhằm bảo quản, trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của di tích. Phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, xuất bản các ấn phẩm, băng, đĩa, phim, ảnh và công bố các công trình nghiên cứu khoa học về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức quản lý, bảo vệ các di tích động sản, bất động sản, phối hợp chặt chẽ với các sở, nghành chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động quần chúng tham gia bảo vệ và ngăn chặn mọi hành vi xâm hại di tích.
Thuyết minh, hướng dẫn tham quan di tích. Nội dung thuyết minh phải đảm bảo tính Đảng, tính lịch sử, tính khoa học và hấp dẫn, phù hợp với các tầng lớp nhân dân.
Lập dự án trùng tu, tôn tạo, tu bổ di tích và tổ chức thực hiện các dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá và các quy định có liên quan. Chịu trách nhiệm trước nhà nước về kỹ thuật, mỹ thuật tu bổ di tích và chất lượng công trình.

Quan hệ hợp tác, giao lưu với tổ chức thuộc các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh, các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, xã hội ở địa phương và tổ chức Quốc tế để trao đổi, hợp tác khoa học và nghiệp vụ, tìm nguồn vốn xây dựng trùng tu di tích theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn háo Thông tin.
Thực hiện việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động khai thác di tích để đầu tư trùng tu tôn tạo, tu bổ di tích; sưu tầm, tiếp nhận các tài liệu, hiện vật liên quan đến di tích lịch sử do các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân tự nguyện giao hoặc nhượng lại theo quy định của pháp luật.
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác bảo tồn di tích, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức toàn đơn vị.
Quản lý cán bộ, công chức, chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính theo sự phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Chăm lo bồi dưỡng và thực hiện tốt các chính sách, nhằm phát huy sự cống hiến và năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ viên chức chuyên môn.
Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình quản lý và hoạt động tại di tích cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa Thông tin.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa Thông tin giao./.




 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây